Đền Sòng Sơn ngày nay, trước đây gọi là đền Sùng Trân thuộc địa giới làng Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn. Nay Đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn.
Đền Sòng được xây dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786). Tương truyền là có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho là điều lạ linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau lập nên Đền Sòng trên mảnh đất ấy. Và lấy ngày 26/2 (âm lịch) hàng năm là ngày lễ chính diễn ra lễ hội – đây chính là ngày hiển linh, hiển thánh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Đền Sòng ban đầu khi mới xây dựng còn đơn sơ bé nhỏ. Trãi qua quá trình lịch sử lâu dài gắn với nhu cầu về sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, Đền Sòng ngày càng được tu sửa khang trang hơn, đẹp hơn.Tháng 6/1998, được sự quan tâm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, Uỷ Ban Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn, Phòng văn hóa thông tin thị xã và sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân, Đền Sòng được trùng tu, tôn tạo khôi phục lại gần như hoàn toàn vẻ đẹp uy trang, đường vệ và linh thiêng ban đầu của nó. Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, Đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của cư dân Bỉm Sơn nói riêng, cư dân Việt nói chung.
Đền Sòng ban đầu khi mới xây dựng còn đơn sơ bé nhỏ. Trãi qua quá trình lịch sử lâu dài gắn với nhu cầu về sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, Đền Sòng ngày càng được tu sửa khang trang hơn, đẹp hơn.Tháng 6/1998, được sự quan tâm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, Uỷ Ban Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn, Phòng văn hóa thông tin thị xã và sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân, Đền Sòng được trùng tu, tôn tạo khôi phục lại gần như hoàn toàn vẻ đẹp uy trang, đường vệ và linh thiêng ban đầu của nó. Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, Đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của cư dân Bỉm Sơn nói riêng, cư dân Việt nói chung.
Hiện nay cùng với những chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về việc phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì giá trị tâm linh, giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của Đền Sòng ngày càng được gì giữ và phát huy mạnh mẽ. Nhìn bao quát, Đền Sòng được xây dựng ở vị trí tương đối trung tâm của một bồn địa rộng rãi ở về phía nam của dãy núi Tam Điệp. Với cảnh vật thiên nhiên xưa, nơi đây là non xanh lạ lùng, vừa hùng vĩ, vừa u tịch lại có con đường quốc lộ 1A đi qua.
Đền Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong đó là Hồ Cá Thần, tương truyền rằng trước đây hàng năm cứ đến cữ Tháng giêng, Tháng Hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội Đền Sòng (hết ngày 26 tháng 2 âm lịch) thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Tiên chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh…
Đền Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong đó là Hồ Cá Thần, tương truyền rằng trước đây hàng năm cứ đến cữ Tháng giêng, Tháng Hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội Đền Sòng (hết ngày 26 tháng 2 âm lịch) thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Tiên chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh…
Tổng thể đền Sòng, Bỉm Sơn - Thanh Hóa
Hồ Cá Thần có mạch nước ngầm chảy từ dốc Xây men theo chân núi qua hang động. Từ Hồ Cá Thần có hai khe nước chảy lượn vòng quanh, khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ giữa non nước, trời mây.
Phía trước đền có chiếc cầu bằng đá do Bà Hoàng Thái hậu nhà Lê phát tâm công quả xây dựng từ năm thứ 33 triều Cảnh Hưng (1772). Cầu được bắc qua con suối trong veo chảy quanh đền làm tăng thêm vẻ ngoạn mục của ngôi đền. Suối nước lượn quanh co uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành chín giếng nước tự nhiên không bao giờ vơi cạn. Nhân dân dựng nên ngôi đền cạnh chín cái giếng tự nhiên đó và quen gọi là đền Chín Giếng để thờ Cô Chín - cũng là một tiên nữ được vua cha Ngọc Hoàng cho theo hầu Thánh mẫu Liễu Hạnh.
Ở phía sau đền là đường Thiên Lý (đường quốc lộ 1A), trục giao thông xuyên Việt, tạo thuận lợi cho du khách tới thăm quan và sinh hoạt tín ngưỡng.
Qua vị trí, cảnh quan Đền Sòng ta thấy được các bậc cha anh đi trước thật tinh tường khi chọn xây dựng ngôi đền giữa chốn sơn thủy hữu tình. Chính không gian vừa có sông, có suối vừa có rừng đồi xen kẽ tạo sự yên tĩnh cho lữ khách bình tâm thưởng ngoạn, bên cạnh đó tôn thêm vẻ trang nghiêm, linh thiêng của ngôi đền.
Ở phía sau đền là đường Thiên Lý (đường quốc lộ 1A), trục giao thông xuyên Việt, tạo thuận lợi cho du khách tới thăm quan và sinh hoạt tín ngưỡng.
Qua vị trí, cảnh quan Đền Sòng ta thấy được các bậc cha anh đi trước thật tinh tường khi chọn xây dựng ngôi đền giữa chốn sơn thủy hữu tình. Chính không gian vừa có sông, có suối vừa có rừng đồi xen kẽ tạo sự yên tĩnh cho lữ khách bình tâm thưởng ngoạn, bên cạnh đó tôn thêm vẻ trang nghiêm, linh thiêng của ngôi đền.
Đền Sòng được xây dựng với nhiều nét kiến trúc độc đáo đến nay vẫn còn được lưu truyền. Đền xây dựng theo kiểu chữ “Tam” có ba cung liên tiếp: Cung Hậu (chính tẩm, nơii thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh), cung đệ Nhị, cung đệ Tam và ngoài cùng là cửa Tam Quan. Trang trí bàn thờ Mẫu có đầy đủ các lọng vàng, lư hương, hoa quả, bánh trái và nhiều đồ lễ mà du khách tới dâng.Không gian chính của đền được trãi thảm đỏ, các cột trong điện thờ đều được treo các bức hoành phi câu đối bằng chữ Hán.Nền được trải thảm đỏ, cùng với gam màu vàng của các bức hoành phi câu đối xen lẫn với hương khói ngi ngút tạo nên sự ấm áp, thành kính, tôn nghiêm, thiêng liêng trong lòng du khách đến dâng hương, du ngoạn.Cung đệ Nhị có năm gian thờ Ngọc Hoàng – vua cha Thánh Mẫu và ngũ vị vương quan. Hầu như các điện thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh đều thờ theo kiểu gia tộc có vua cha Thánh Mẫu, cô cậu Thánh mẫu. Qua cung đệ Nhị bước sang cung đệ Tam (tiền đường) cũng xây 5 gian. Nơi đây thờ các quan, các ông hoàng và các cô đệ tử đồng thời còn phối thờ cả đức Thánh Trần. Gian này có bài trí ở trung tâm là bàn thờ Công Đồng, bên phải thờ Bà Chúa Chín, bên trái là bàn thờ Đức Thánh Trần. Ở phía ngoài cùng là cửa Tam quan, cửa giữa có đặt tượng Phật bà Quan Âm với dáng điệu từ bi bác ái, trước cửa Tam quan là sân đền, nơi đây đặt một ban thờ và cả sập thờ để tiến hành hầu đồng.
Hiện nay, Đền Sòng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh không chỉ của người dân Thanh Hóa mà thu hút đông đảo du khách thập phương nhất là vào mùa lễ hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét